0

Ám ảnh sợ không gian kín là gì? | Safe and Sound

Hội chứng sợ không gian kín là một trong những hội chứng tâm thần tương đối phổ biến. Theo các chuyên gia tâm lý, hội chứng sợ không gian kín là một nỗi sợ phi lý về việc bị mắc kẹt trong một không gian tù túng hay thậm chí chỉ là dự kiến một một tình huống như vậy sẽ xảy ra, chứng hội chứng sợ không gian kín là một nỗi ám sợ phức hợp, có thể gây ra lo âu nghiêm trọng và những cơn hoảng loạn.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa ám sợ không gian kín

Các chuyên gia tâm lý cho biết, hội chứng sợ không gian kín là một dạng của rối loạn lo âu còn được gọi là Claustrophobia. Cụm từ này có nguồn gốc từ từ claustrum, trong tiếng Latinh sẽ được hiểu là một nơi kín mít và từ phobos có nghĩa là sợ hãi. Những đối tượng mắc phải hội chứng này thường sẽ cố gắng để né tránh và thoát ra khỏi các khoảng không gian chật hẹp. Bên cạnh đó họ cũng sẽ tìm cách để tránh đối mặt với các tình huống gây hoảng sợ và lo lắng cho họ.

Theo chuyên gia tâm lý, hội chứng này sẽ gây ra những cản trở nhất định đối với từng người bệnh. Trong đó nỗi sợ hãi vô cớ về các tình huống, sự việc không có lối thoát hay bị khép kín có thể làm cho người bệnh xuất hiện các cơn hoảng loạn dữ dội. Họ có thể lựa chọn đi thang bộ thay cho thang máy, ngay cả khi nơi cần đến ở tầng rất cao. 

Ảnh 1: Ám sợ không gian kín (Claustrophobia) là một dạng rối loạn lo âu 

Một số yếu tố có thể làm kích hoạt nỗi sợ này đó chính là việc ở trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ, bên trong thang máy, ở trên máy bay,…Vài trường hợp còn cho biết rằng họ cảm thấy khó chịu và sợ hãi khi phải mặc các trang phục kín cổ. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, mức độ sợ hãi ở mỗi người sẽ khác nhau và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp đúng cách.

2. Nguyên nhân dẫn đến ám sợ không gian kín

Hiện nay, các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể xác định được chính xác về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ không gian kín. Tuy nhiên có một số ý kiến của nhà trị liệu tâm lý cho rằng những tác nhân từ môi trường có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe tinh thần của mỗi người. Những nỗi sợ hãi sẽ bắt đầu khởi phát từ khi còn thơ ấu hoặc trong giai đoạn đang dậy thì.

Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn có thể liên quan đến tình trạng hạch hạnh nhân bên trong não bộ gặp phải một số vấn đề khiến cho việc kiểm soát quá trình quản lý nỗi sợ bị cản trở. Hoặc một số biến cố có thể gây nên chứng sợ không gian hẹp như:

  • Đã từng bị kẹt lại trong phương tiện công cộng nào đó.
  • Tuổi thơ từng bị phạt bằng  cách phải ở trong một không gian kín như phòng ngủ, phòng tắm, nhà kho, …
  • Bị rối loạn khi di chuyển bằng máy bay
  • Vô tình bị nhốt hoặc kẹt lại trong tủ đồ
  • Từng bị kẹt trong một không gian kín với thời gian kéo dài.

3. Dấu hiệu nhận biết ám sợ không gian kín

Ảnh 2: Người bệnh cảm thấy hoảng sợ, lo lắng khi phải đối diện với những không gian chật hẹp

Các chuyên gia tâm lý cho biết, triệu chứng của hội chứng sợ không gian kín sẽ xuất hiện sau khi người bệnh gặp phải một nguyên nhân kích thích nào đó. Sợ hãi là một trong các biểu hiện đặc trưng của người bệnh. Nếu cảm thấy lo lắng, hoảng sợ trong khoảng 6 tháng về việc phải ở trong một không gian kín chật hẹp nào đó thì có khả năng bạn đang mắc phải chứng bệnh này.

Bên cạnh nỗi lo sợ, hoảng loạn thì người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Người ra nhiều mồ hôi
  • Cảm giác buồn nôn
  • Tim đập loạn nhịp
  • Cảm thấy hoảng sợ tột độ
  • Cơ thể trở nên yếu ớt, người lâng lâng
  • Đau ngực, tức ngực
  • Nóng ran
  • Bị mất phương hướng, cảm thấy bối rối.
  • Nhịp thở tăng nhanh, thở gấp.

Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh luôn cố gắng để có thể tránh né việc phải ở trong một không gian chật hẹp và đông đúc. Thông thường họ sẽ luôn tìm kiếm lối ra khi mới vừa bước vào một không gian nào đó. Luôn có xu hướng muốn đứng gần lối ra vì lo sợ cửa sẽ đóng lại bất cứ lúc nào.

Cần chú ý rằng không phải ai cũng có những biểu hiện giống nhau hoặc tất cả các biểu hiện trên và mức độ có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.

Những người có ám ánh sợ không gian kín cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ sợ hãi mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

4. Điều trị ám sợ không gian kín

Hội chứng sợ không gian kín sẽ được ưu tiên điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Bằng những hình thức tư vấn khác nhau mà người bệnh có thể sớm vượt qua được những nỗi sợ hãi của mình. Đồng thời họ cũng sẽ quản lý tốt được các tác nhân gây ra những cơn hoảng loạn. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi kỹ với chuyên gia tâm lý để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Quá trình khắc phục chứng sợ không gian kín có thể được áp dụng một số biện pháp như:

4.1. Liệu pháp nhận thức hành vi

Ảnh 3: Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh vượt qua được những nỗi sợ hãi của mình 

Liệu pháp nhận thức hành vi là một liệu pháp tâm lý giúp người bệnh có thể kiểm soát và điều chỉnh tốt các suy nghĩ tiêu cực, sai lệch của mình khi phải đối diện với những tác nhân gây sợ hãi. Với những kỹ thuật chuyên môn của mình mà nhà trị liệu sẽ giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ của bản thân. Nếu có thể kiểm soát tốt những suy nghĩ này sẽ giúp bạn điều chỉnh được các hành vi của bản thân, nhờ đó khắc phục tốt chứng sợ hãi khi ở không gian kín.

4.2. Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý

Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý là liệu pháp hữu hiệu có thể giúp người bệnh định hướng lại hành vi của mình thông qua việc tìm ra các hành vi, thái độ, cảm xúc không lành mạnh. Các nhà tâm lý sẽ sử dụng kỹ thuật thách thức những niềm tin sai lệch và tạo cho bệnh nhân những niềm tin hợp lý và tích cực hơn.

4.3. Liệu pháp phơi nhiễm

Liệu pháp phơi nhiễm sẽ được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp bị rối loạn ám ảnh hay hoặc rối loạn lo âu. Khi sử dụng liệu pháp này, người bệnh sẽ được trong một tình huống không nguy hiểm nhưng gây ra chứng sợ hãi. Trước sự sợ hãi và hoảng loạn đó bản phải trực tiếp đối mặt và cố gắng vượt qua chúng. Cũng bởi các nhà  trị liệu cho rằng, việc bạn thường xuyên tiếp xúc với những điều khiến bạn lo sợ thì bạn sẽ có xu hướng ít sợ nó hơn.

4.4. Liệu pháp hoá dược

Đối với một số trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được cân nhắc để kê đơn thuốc với những loại thuốc chống lo âu, chống trầm cảm. Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các cơn hoảng sợ, lo lắng, đồng thời làm thuyên giảm các triệu chứng về thể chất. Thường thì việc sử dụng thuốc sẽ được áp dụng song song với quá trình trị liệu tâm lý.

Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

5. Bác sỹ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

 

 

: Ám ảnh sợ không gian kín là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound